Chào bạn, chắc hẳn bạn đang cần làm email marketing và đang kiếm tìm hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Getresponse, cách sử dụng dễ hiểu nhất để làm theo đúng không? Trong bài viết này Dautummo.com hứa sẽ chia sẻ chi tiết nhất từng bước đăng ký tài khoản, cách sử dụng Getresponse từ A-Z, qua đây bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận và sử dụng chức năng cơ bản nhất tới nâng cao của phần mềm email marketing hàng đầu hiện nay.
- Đọc thêm: Cách tạo blog A-Z
- Đọc thêm: Nơi mua tên miền tốt nhất
- Đọc thêm: Top hosting tốt nhất
- Đọc thêm: Cách làm SEO wordpress
Nội dung chính về Getresponse bạn sẽ nắm được sau khi đọc kỹ bài này:
- Giới thiệu tổng quan về Getresponse
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản Getrespose dùng miễn phí (miễn phí 30 ngày dùng toàn bộ tính năng nâng cao, và sau đó vẫn dùng được bản giới hạn)
- Cách thêm email làm mail gửi đi
- Cách tạo danh bạ email và thêm email người dùng vào
- Hướng dẫn gửi email bản tin hàng ngày
- Hướng dẫn tạo chuỗi email trả lời tự động khi có người mới đăng ký (chức năng trả phí của Getresponse)
- Cách tạo Landingpage miễn phí bằng Getresponse
- Cách nâng cấp tài khoản Getresponse trả phí
- Mẹo tối ưu gửi thư không bị vào mục Spam
- Mẹo thu thập được nhiều email khách hàng
- Cách thông kê hiệu suất email, lọc loại bỏ email không tương tác
- Giải đáp các thắc mắc thường gặp về Getresponse
Cập nhật: Hiện đang có chương trình giảm giá 40% nhân dịp 25 năm thành lập và Black Friday 2023, bạn nhanh tay đăng ký nha.
Giới thiệu tổng quan về Getresponse
Trước khi đi vào từng bước hướng dẫn, mình sẽ giới thiệu tổng quan về Getresponse để bạn có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về phần mềm này. Dưới đây là bảng tổng hợp thông tin chính về Getresponse.
Phân loại | Phần mềm Email marketing |
Ngày thành lập | 1997 |
Số lượng khách hàng | 350 nghìn người |
Hỗ trợ ngôn ngữ | 10 trên nền tảng |
Ngôn ngữ giao tiếp khách hàng | 8 ngôn ngữ |
Số lượng nhân viên | hơn 380 người |
Số lượng công cụ | hơn 30 công cụ, 125 chức năng tích hợp |
Người sáng lập | Simon Grabowski – CEO / Founder |
Trụ sở | Gdańsk, Ba Lan |
Getresponse là gì?
Getresponse là phần mềm Email marketing nổi tiếng hàng đầu thế giới hiện nay, hỗ trợ đầy đủ các chức năng cần thiết cho việc tiếp thị của cá nhân cũng như doanh nghiệp của bạn như: thu thập email người dùng, gửi email tự động, tự động trả lời email theo kịch bản, tạo landing page, webminar (hội thảo trực tuyến)..
Chức năng nổi bật của Getresponse
Dưới đây là các chức năng chính, nổi bật nhất của phần mềm Email marketing Getresponse
- Email marketing: tiếp thị qua email với các tính năng như gửi email tới toàn bộ liên lạc, tạo chuỗi email tự động, tạo bản tin blog..
- Tự động hóa tiếp thị: tự động tạo các tiếp thị thông qua hành vi người dùng, bộ lọc chính xác, thu thập thông tin, tự động cá nhân hóa người dùng
- Tạo landing page: trình soạn thảo, tạo landing page chuyên nghiệp bằng cách kéo thả
- Công cụ phân tích: giúp bạn phân tích các chỉ số tỷ lệ nhấp, tỷ lệ mở email, tỷ lệ đăng ký, từ đó lọc ra khách hàng tiềm năng.
- Webminar: hội thảo trực tuyến – đây là chức năng khá hay mà ít bên dịch vụ email marketing nào tích hợp, thường mua riêng các dịch vụ webminar này cũng giá rất cao.
- Website builder: không những bạn có thể làm landing page mà có thể thiết kế và tạo websiste luôn với Getresponse
- Live chat: tích hợp công cụ chát trực tiếp với khách hàng trên website của bạn, lọc danh sách khách hàng tiềm năng lựa trên lịch sử chat..
- Tích hợp thương mại điện tử: ví dụ như gửi mail xác nhận thông tin đơn hàng, thông báo cho khách hàng về đơn hàng chưa thanh toán, popup chuyển đổi..
- Tiếp thị qua tin nhắn SMS: ngoài việc tiếp thị email bạn còn có thể tiếp thị qua tin nhắn với Getresponse để tăng hiệu quả chiến dịch
- Hỗ trợ quảng cáo trả phí: tích hợp pixel facebook, tạo các chiến dịch quảng cáo trên Getresponse
- Đề xuất AI (mới): các đề xuất của AI giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi, cải thiện giao diện, trải nghiệm khách hàng, nhắc khách hàng giao dịch..
Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Getresponse miễn phí
Bước 1: Truy cập link đăng ký tài khoản chính thức của Getresponse tại đây sau đó nhập email của bạn vào và bấm “Tạo tài khoản miễn phí”.
Bước 2: Sau khi nhập email xong sẽ chuyển tới trang nhập thông tin họ tên và mật khẩu, bạn nhập vào rồi bấm “Tạo tài khoản”
Lưu ý mật khẩu này cấu trúc tương tự mật khẩu ngân hàng của bạn (ít nhất 8 kí tự, có cả chữ và số, có kí tự đặc biệt, chữ hoa, chữ thường).
Bước 3: Xác minh tài khoản tại hộp thư đến trong gmail của bạn, sau khi bạn xong bước 2 thì Getresponse sẽ gửi 1 email đến để xác minh.
Bạn truy cập vào và bấm vào “Kích hoạt tài khoản của bạn”
Bước 4: Sau khi bấm vào kích hoạt, sẽ tới form điền thông tin địa chỉ và liên lạc của mình
Bạn nhập đủ thông tin Quốc gia, địa chỉ thật của bạn, mã bưu chính, thành phố, tỉnh (không có thì nhập tên thành phố), số điện thoại rồi bấm vào “Bước tiếp theo”.
Lưu ý, mã bưu chính mỗi tỉnh thành sẽ có mã khác nhau, do đó bạn có thể xem tại đây.
Bước 5: Lựa chọn các mục tiêu, mong muốn của mình khi sử dụng công cụ Getresponse theo khảo sát của họ
Ví dụ mình mới bắt đầu nên mình sẽ chọn lựa chọn đầu tiên là “Đang xây dựng đối tượng” còn nếu bạn đã có đối tượng rồi thì có thể chọn sang “Đang gửi email” hoặc “Đang quảng bá cửa hàng của tôi”.
Tới đây là bạn đã hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản Getresponse rồi, và bây giờ cùng đi vào các bước thiết lập cơ bản và học cách sử dụng nó thôi.
Hướng dẫn sử dụng công cụ email marketing Getresponse toàn tập
Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước tiếp cận và sử dụng công cụ email marketing hàng đầu Getresponse này một cách chi tiết nhất, dễ hiểu nhất, đảm bảo dù là người mới cũng vẫn làm thành thạo được.
Tóm tắt các bước thiết lập cần thiết để sử dụng Email marketing Getresponse:
- (1) Thêm địa chỉ email của bạn làm email gửi đi
- (2) Tạo các danh bạ theo chiến dịch khác nhau
- (3) Tạo form đăng ký để thu thập email
- (4) Gửi mail cho khách hàng thủ công
- (5) Cách gửi email tự động theo kịch bản tạo sẵn
Và bây giờ mình cùng đi vào tìm hiểu từng phần nhé
Cách thêm địa chỉ email làm mail gửi đi
Khi bạn đăng ký tài khoản Getresponse xong thì mặc định bạn đã được gắn email đăng ký vào phần email gửi đi, tuy nhiên bạn có thể thêm một email khác bất kỳ vào để làm email gửi đi nếu muốn.
Tính năng này có một số tác dụng hữu ích như: bạn có thể tạo nhiều chiến dịch email marketing và mỗi chiến dịch có thể dùng email gửi đi khác nhau.
Hoặc trong trường hợp nhiều người/ nhóm người dùng chung tài khoản Getresponse thì mỗi người sử dụng một email riêng của mình.
Để thêm email mới bạn làm như sau:
Bước 1: Truy cập vào phần Công cụ, chọn Email và miền
Bước 2: Bấm thêm Email và nhập họ tên, email của bạn là xong (lưu ý sau khi nhập xong Getresponse sẽ gửi một email xác nhận tới địa chỉ email đăng ký của bạn, bạn vào xác nhận là được nhé).
Bước 3: Xác minh tên miền nếu bạn chọn email với tên miền riêng
Bạn cũng có thể thêm chính địa chỉ email đã đăng ký tài khoản vào làm Email gửi đi và thay đổi họ tên nếu muốn nhé.
Tại bước này Getresponse sẽ gửi cho bạn một email kích hoạt xác minh email tên miền riêng. Trong mail sẽ hướng dẫn cách bạn tạo một bản ghi trên trang quản lý tên miền đó để xác minh. Bạn làm theo là được nhé.
Bước 4: Chọn email cần làm email mặc định khi gửi mail.
Cách tạo danh bạ email
Bạn có thể tạo nhiều danh bạ email để phục vụ cho nhiều chiến dịch email marketing khác nhau, ví dụ như một danh bạ để thu thập email của các khách hàng nhận thông tin, tin tức hàng ngày, một chiến dịch thu thập email của khách hàng đăng ký nhận Ebook, khóa học miễn phí chẳng hạn.
Khi bạn tạo xong tài khoản thì đã được tạo sẵn một danh bạ mặc định rồi, tuy nhiên bạn có thể sửa lại danh bạ đó hoặc tạo thêm các danh bạ khác để thu thập nhóm người dùng riêng, dưới đây là các bước tạo danh bạ email trên Getresponse:
Bước 1: Bạn truy cập vào mục Liên lạc và bấm vào Tạo danh bạ
Bước 2: Bạn nhập tên danh bạ (lưu ý tên này phải chưa bị trùng khớp, do đó đặt tên khác đi và có tính riêng tư theo tên tổ chức/ cá nhân bạn là được.
Bước 3: Cấu hình danh bạ Email, bằng cách bấm vào dấu 3 chấm này và chọn vào Cài đặt, sau đó bạn lần lượt cài đặt ở 3 tab Tổng quan, Đăng ký, Thư xác nhận như sau:
(1) Tổng quan: bạn nhập tên, mô tả bất kỳ, chọn ngôn ngữ (mặc định là Tiếng Việt được chọn sẵn, nếu tiếp thị ở nước ngoài thì bạn chọn lại); nhập tương tự như sau:
Tại đây bạn cũng có thể tùy chọn hiển thị địa chỉ của bạn ở email hay không, và có thể tùy chỉnh lại nội dung, thông tin địa chỉ đó.
Phần Logo bạn tải logo của bạn lên, nhập url trang chủ của website của bạn vào để khi người dùng bấm vào đó sẽ tới trang của bạn nếu muốn.
(2) Đăng ký: Bạn tích chọn theo hướng dẫn và ý nghĩa như sau:
Gửi thông báo đăng ký: tức là nếu bạn tích bật cái tùy chọn này thì khi có người đăng ký mới bạn sẽ nhận được email thông báo về để biết.
Mẹo: nếu bạn đang mở chiến dịch gì hot mà quá nhiều người đăng ký trong 1 thời điểm thì bạn có thể vào đây tắt đi để đỡ spam nếu muốn. Sau đó có thể bật lại sau.
Yêu cầu xác nhận bổ sung (chọn hai lần): Bạn tích vào cả 2 phần Đăng ký qua web và Đăng ký qua API luôn nhé, phần này mục đích để người dùng sẽ có thông báo xác nhận khi đăng ký email của bạn.
Trang xác nhận: Phần này là để bạn tùy chọn 1 trang thông báo, yêu cầu xác nhận khi người dùng đăng ký nhận email, ở đây có 2 tùy chọn là dùng trang xác nhận mặc định của Getresponse (nên chọn cái này cho đơn giản đỡ phải làm gì thêm), hoặc bạn có thể tự thiết kế, tạo 1 trang xác nhận riêng ở website của bạn rồi nhập url đó vào đây.
Ví dụ mình chọn trang xác nhận mặc định của Getresponse, thì khi người dùng đăng ký xong họ sẽ được chuyển tới trang xác nhận này với nội dung như sau (trang xác nhận của Getresponse sẽ thông báo người dùng, gửi email xác nhận tới người dùng).
Ngoài ra, Getresponse sẽ còn tạo tự động, mặc định giúp bạn các trang như trang hủy đăng ký nhận email, trang thông báo hủy đăng ký thành công trong trường hợp người dùng không muốn nhận thư từ bạn nữa.
Như bước này chúng ta đã tạo xong một trang Thông báo và yêu cầu người dùng phải xác nhận email thì mới đăng ký thành công. Sau đó chúng ta sẽ cần tạo, biên soạn nội dung của Email thông báo và yêu cầu xác nhận đó để người dùng bấm vào xác nhận như phần dưới đây (Thư xác nhận).
(3) Thư xác nhận:
Tại mục này Getresponse đã biên soạn sẵn cho bạn một Email thông báo xác nhận mặc định rồi, việc của bạn là chỉ vào xem lại, tùy chỉnh lại theo ý mình nếu muốn mà thôi, làm như sau rồi lưu lại là được:
Chúng tôi nên gửi định dạng thư nào? bạn chọn định đạng HTML
Dòng chủ đề: Đây là dòng tiêu đề của thư các nhận, bạn có thể chọn dòng theo danh sách mẫu có sẵn hoặc bạn có thể tự tùy chỉnh dòng tiêu đề này bằng cách chọn vào tùy chọn Thêm dòng chủ đề tùy chỉnh.
Địa chỉ từ: Đây là địa chỉ Email sẽ gửi đi, bạn chọn email của mình muốn.
Địa chỉ trả lời đến: đây là địa chỉ email bạn dùng khi bạn trả lời email của khách hàng
Mẫu phần thân: đây là các mẫu nội dung phần thân của email xác nhận, bạn chọn loại nào phù hợp nhất là được.
Sau khi bạn bấm lưu lại thì việc cài đặt danh bạ đã hoàn tất, ngoài ra Getresponse còn cho phép bạn copy cấu hình danh bạ này để sử dụng khi bạn tạo một danh bạ mới mà không cần cấu hình lại.
Cách thêm địa chỉ email vào danh bạ Getresponse
Sau khi tạo xong danh bạ và cấu hình thì giờ là lúc thêm địa chỉ email của khách hàng vào danh bạ. Với công cụ email marketing chuyên nghiệp như Getresponse bạn có thể tự thêm thủ công từng email hoặc tải lên cả 1 danh sách qua file excel.
Hoặc bạn cũng có thể chuyển danh bạ từ các công cụ Email marketing khác như (ActiveCampain, MailChimp, Aweber,..) sang Getresponse bằng cách import file.
Bước 1: Tại phần Liên lạc, bạn chọn vào danh bạ cần thêm email, bấm vào thêm liên hệ.
Bước 2: Thêm thủ công hoặc chọn các tùy chọn cách tải file, kết nối dịch vụ bên ngoài..
Cách thêm thủ công: bạn chỉ cần nhập tên, email rồi bấm Thêm liên lạc tuần tự để thêm từng người.
Cách thêm bằng cách tải file danh sách lên: bạn chuẩn bị 1 file theo các định dạng hỗ trợ như CSV, TXT, VCF, XLS, XLSX, ODS với dung lượng dưới 10MB, trong đó 1 cột là địa chỉ email, 1 cột là họ tên như sau:
Sau đó bạn chọn sang tùy chọn tải file và upload lên là được.
Ok. Như vậy đến đây bạn hoàn toàn có thể sử dụng Getresponse để gửi thư tới các danh sách địa chỉ email mà bạn đã thu nhập và tạo thành danh bạ riêng kia, theo 2 cách là gửi bản tin bình thường hoặc tạo thư trả lời tự động (tính năng bản trả phí mới có).
Và giờ mình sẽ hướng dẫn bạn lần lượt từng hình thức gửi email này nhé. Còn bạn nào muốn tìm hiểu cách tạo form để gắn lên website/landinpage để thu thập email người dùng đăng ký thì xem tiếp các phần phía dưới nhé.
Hướng dẫn tạo email và gửi cho khách hàng bằng Getresponse
Trong phần này mình sẽ hướng dẫn bạn 2 cách tạo email và gửi cho khách hàng như:
Email hàng ngày (bản tin): Đây là hình thức bạn sẽ gửi cho danh sách khách hàng đăng ký nhận bản tin mới, thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hay bài viết mới của bạn chẳng hạn. Bạn có thể soạn và gửi bất kì khi nào bạn muốn.
Email tự động: đây là hình thức trả lời email tự động, tự động gửi mail cho khách hàng khi họ đăng ký vào danh bạ, chiến dịch của bạn. Với hình thức này Getresponse giúp bạn tạo kịch bản hàng loạt các email và cài đặt ngày giờ để gửi cho khách hàng.
Và giờ cùng đi tìm hiểu từng cách tạo email, gửi email này nhé:
Cách tạo email, gửi bản tin email hàng ngày
Để tạo bản tin email hàng ngày, bạn làm như sau:
Bước 1: Truy cập vào phần Công cụ, chọn Tiếp thị qua email, sau đó bấm Tạo bản tin
Bước 2: Bạn chọn phần Từ tôi để tự tạo email, hoặc bạn thích tạo email bằng cách dùng câu lệnh để AI tự động viết email thì bấm vào.
Bước 3: Bạn điền các thông tin cho email này gồm:
(1) Nhập tên email: tên email hiển thị trong phần quản lý thư của bạn, chỉ bạn xem
(2) Chọn địa chỉ email gửi đi: Email mà sẽ gửi tới danh sách người nhận của bạn
(3) Trả lời đến: Chọn địa chỉ email khi người dùng sẽ gửi tới
(4) Dòng tiêu đề: Tiêu đề của email khi gửi tới khách hàng
(5) Người nhận: Chọn danh sách liên hệ nhận email cần gửi
(6) Thiết kế nội dung: Chọn mẫu email và nhập nội dung của email cần gửi đi
Tới bước thiết kế nội dung này sẽ hiển thị ra rất nhiều mẫu theo các thể loại, chủ đề khác nhau, bạn chỉ cần chọn loại nào phù hợp với nhu cầu để nhập nội dung email.
Sau khi chọn được mẫu ưng ý, bạn sẽ vào form soạn thư với đầy đủ tính năng linh hoạt bằng cách kéo thả như: upload, thay đổi logo, kéo thả thêm các khối văn bản, hình ảnh, button vào nội dung.. như sau:
Trong quá trình soạn thảo bạn có thể bấm lưu email này thành mẫu hoặc lưu thành bản nháp để sau làm tiếp như sau:
Sau khi soạn email xong bạn bấm vào nút màu xanh Tiếp tục để đi tới màn hình gửi email lúc nãy. Tại đây bạn sẽ thấy Getresponse có thông báo trình trạng của việc Kiểm tra thư rác, nếu ok nó sẽ ghi là “Ổn rồi” nếu có vấn đề gì đó thì bạn vào sửa lại nhé.
Ngoài ra bạn cũng có thể tích chọn vào mục Theo dõi lượt nhấp để thống kê tỷ lệ nhấp của người dùng khi mở email của bạn.
Bạn nên bấm vào Gửi thư thử nghiệm để xem email đó gửi đi và khi mở ra đọc trông thực tế sẽ như thế nào bằng cách bấm vào mục Gửi thư thử nghiệm kia.
Giờ tới phần gửi mail nữa là xong, tại mục này bạn có 2 lựa chọn là Gửi ngay hoặc lên lịch gửi thư.
Ngoài ra với bản trả phí sẽ có thêm tùy chọn tích vào mục Thời gian hoàn hảo để Getresponse tự động chọn thời gian tối ưu nhất để gửi mail.
Còn nếu chọn lựa chọn lên lịch gửi thì bạn chỉ cần chọn ngày giờ cần gửi là ok. Tại mục này cũng có tùy chọn tích mục Thời gian hoàn hảo để tối ưu.
Cách tạo kịch bản email, trả lời email, gửi email tự động
Tiếp theo chúng ta cũng tìm hiểu về chức năng trả lời email tự động theo kịch bản của Getresponse (autoresponder) nhé, đây là chức năng mà chỉ bản trả phí mới có. Với chức năng này bạn có thể tạo một kịch bản để chăm sóc, gửi email trả lời tự động tới các khách hàng mới đăng ký nhận email.
Ví dụ: mình tạo 1 khóa học/ chương trình hướng dẫn miễn phí gồm 7 bước, khi người dùng đăng ký nhận email sẽ nhận được 1 email thông báo đăng ký thành công và giới thiệu về khóa học đó. Ngày hôm sau sẽ gửi email hướng dẫn bước 1, ngày thứ 2 gửi hướng dẫn bước 2…cho tới hết 7 ngày sẽ nhận đủ 7 bước, tiếp sau đó là các email chăm sóc, tăng tỷ lệ chuyển đổi khác… sẽ được tự động hóa tất cả nhờ Getresponse mà bạn không cần làm gì thêm cả ngoài việc lên 1 kịch bản sẵn.
Bước 1: Bạn truy cập vào mục Công cụ chọn Trả lời thư tự động, bấm vào Create autoresponder
Bước 2: Bạn nhập các thông tin theo các mục sau:
Các phần tiêu đề, địa chỉ gửi mail, địa chỉ trả lời, tiêu đề email, thiết kế nội dung bạn làm tương tự với mục Gửi email thông thường ở phần trên, chỉ khác ở các chỗ như.
(1) Danh bạ liên kết: Đây là danh bạ sẽ áp dụng kịch bản trả lời email tự động này
(2) Ở mục Cài đặt thư trả lời tự động: bạn cấu hình như sau:
- Vào ngày: để 0 tức là ngày hôm nay, tương tự 1 là 1 ngày hôm sau, 2 là ngày thứ 2, 3 là ngày thứ 3..
- Cùng lúc với thời gian đăng ký: tức là ngay sau khi người dùng đăng ký sẽ nhận được email đầu tiên này luôn
- Với độ trễ là: Bạn có thể tùy chọn độ trễ theo số giờ sau khi người dùng đăng ký, ví dụ chọn 1 giờ thì người dùng đăng ký email xong, chờ 1 giờ sau sẽ có email của bạn gửi tới.
- Chính xác lúc: tức là bất kể người dùng đăng ký thời điểm nào thì phải đúng chính xác tới giờ đó mới gửi mail đi tới họ.
- Cho phép gửi thư vào: Bạn tích chọn các ngày mà cho phép gửi mail, mình để mặc định, tức bất kể ngày nào cứ có người dùng đăng ký là gửi mail đi.
Sau khi bạn làm xong các mục kia thì chỉ việc bấm vào Lưu và xuất bản là xong.
Nếu bạn muốn tạo tiếp kịch bản với các email lần lượt tiếp theo thì làm lại từng bước như trên: Truy cập vào mục Công cụ chọn Trả lời email tự động, bấm tạo email và chọn liên kết tới cùng danh bạ trên là được.
Tại đây bạn cũng quản lý các email đã tạo, chỉnh sửa hoặc thống kê dữ liệu, xóa email nếu muốn.
Như vậy bạn cứ làm lần lượt cho tới khi xong hết kịch bản của bạn là xong.
Tạo form đăng ký để thu thập email
Tiếp theo đến phần tích hợp form thu thập email vào website, landingpage..như một số người khác hướng dẫn phần này chưa thực sự chi tiết, đối với người mới đọc rất khó hiểu và băn khoăn, do đó mình sẽ hướng dẫn, nói rõ hơn để bạn hiểu và biết cách làm nhé.
Đặc biệt là hiện nay các bài viết cũ đều lỗi thời, trong khi Getresponse đang cập nhật nhiều tính năng mới cho phần này.
Ví dụ trước kia bạn muốn tạo một form thu thập email dạng popup ở website, khi người dùng truy cập đọc được 1 lúc, cuộn được 1 đoạn thì hiển thị lên popup email kêu gọi đăng ký chẳng hạn, thì bạn phải mua hoặc cài đặt thêm 1 plugin khác vào website nữa.
Tuy nhiên hiện nay Getresponse đã cập nhật, tối ưu phần này rất thuận tiện, bạn chỉ cần tạo các form thu thập theo ý định, rồi sau đó chỉ dán 1 mã duy nhất vào phần Header của website bạn. Sau đó tất cả các form mà bạn kích hoạt trong đây sẽ có tác dụng.
Ví dụ bạn tạo 1 form popup khi người dùng truy cập vào trang được 1 lúc thì bật lên ở toàn trang, hoặc tạo thêm 1 form nữa chỉ hiển thị ở thanh bar cố định cho 1 số trang bài viết/ trang đích cần thiết chẳng hạn. Với 2 form đó bạn có trạng thái kích hoạt hoặc chưa kích hoạt để nó hoạt động là xong.
Cách tạo form thu nhập email dạng popup
Bước 1: bạn truy cập vào mục Công cụ, chọn Biểu mẫu và cửa sổ popup, sau đó bấm chọn vào Bắt đầu
Bước 2: Chọn Trong lựa chọn đầu tiên là Trong cửa sổ popup và bấm Tiếp theo
Bước 3: Chọn mẫu bạn thấy phù hợp. Tại đây bạn có thể chọn kiểu mẫu form popup hoặc form dạng thanh cố định ở top, bottom nếu muốn.
Bước 4: Sửa thông tin của form mẫu theo ý bạn như: thay logo, đổi lại nội dung mong muốn.
Phần quan trọng nhất ở đây là bạn bấm vào phần Biểu mẫu (tức bấm vào cái vùng Email, họ tên kia kìa) để tùy chỉnh kết nối tới danh bạ nào đó của bạn.
Ngoài ra bạn cũng có thể tùy chọn thêm như Gửi thêm vào chu kì thư trả lời tự động, hoặc gửi xác nhận email đăng ký.
Ví dụ mình làm form Đăng ký nhận khóa học/ chương trình hướng dẫn nào đó, thì mình tích luôn vào tùy chọn Thêm vào chu kì thư trả lời tự động, để khi cứ có ai đăng ký là sẽ được nhận luôn chuỗi kịch bản thư mình đã làm vào các ngày sau đó.
Bước 5: Cài đặt Quy tắc hiển thị cho form Popup vừa tạo
Đối tượng: bạn chọn các đối tượng theo loại khách truy cập mới, cũ hay theo nền tảng thiết bị, như mình chọn tất cả
Định vị mục tiêu thương mại điện tử: phần này liên quan tới ai bán hàng có thể kết nối tới phần cửa hàng của bạn, mình không làm nên tạm bỏ qua.
Yếu tố kích hoạt: Tại đây có các tùy chọn kích hoạt như, sau khi khách truy cập vào được bao nhiêu giây hoặc cuộn trang được bao nhiêu % thì popup của bạn sẽ xuất hiện. Mình chọn tùy chọn là khi cuộn trang được 50% và khi có ý định thoát thì kích hoạt popup hiện lên để kêu gọi đăng ký.
Thời điểm: Bạn có thể cài đặt thờ điểm hiển thị popup theo thời gian, hoặc tần suất xuất hiện, đặt quy tắc hiển thị lại như Dừng hiển thị lại popup cho ai đó đã bấm vào đóng popup 1 lần rồi…
Bước 6: Sau khi cài đặt xong phần Quy tắc hiển thị, sẽ tới phần Đặt tên cho form, Gắn form lên website.
Tại đây bạn đặt tên cho Form để nhớ.
Ngoài ra phần Web connect, bạn bấm vào Dùng web connect và sao chép mã code để gắn lên phần Header của website là xong.
Sau khi hoàn thành, bạn bấm vào Lưu và đăng là xong.
Truy cập website nếu thấy thông báo popup như dưới đây là thành công.
Cách tạo form thu nhập email dạng dán mã vào vị trí bất kì
Đây là cách tạo form và gắn vào 1 vị trí cố định nào đó trên website của bạn như slide bar cột bên, gắn cố định cuối bài viết..
Bước 1: Tương tự như trên bạn truy cập vào mục Công cụ, chọn Biểu mẫu và cửa sổ popup, sau đó bấm chọn vào Bắt đầu
Bước 2: Chọn Trong lựa chọn thứ 2 là Đã nhúng vào một trang và bấm Tiếp theo
Bước 3: Chọn các mẫu và tùy chỉnh tương tự như trên
Bước 4: Copy mã và dán vào website
Lưu ý là bước này bạn phải copy cả 2 mã Web connect và mã nhúng vào website nhé.
Web connect để gắn lên website giúp Getresponse thực thi các cấu hình như Tự động hiển thị popup, theo dõi khách hàng truy cập hoặc thực hiện thông báo (nên là bắt buộc). Nếu ở cách trên bạn đã gắn mã của Web connect rồi thì tới bước này bạn không cần gắn nữa (chỉ gắn 1 lần mà thôi).
Mã biểu mẫu nhúng: là mã nhúng của form bạn vừa tạo, chỉ cần gắn vào vị trí bất kì của website bạn là được, vị trí nào gắn thì sẽ hiển thị form đăng ký email này.
Cách tạo Landingpage trên Getresponse
Đối với bạn nào chưa có website thì có thể sử dụng hình thức này để tạo cho mình một Landingpage với các mẫu có sẵn của Getresponse, sau đó gắn Form đăng ký vào để thu thập email.
Đối với hình thức này thường dùng để chạy một chiến dịch nào đó theo thời vụ hoặc chạy quảng cáo, còn muốn làm lâu dài, xây dựng nội dung bài bản thì bạn nên tự làm một website riêng, hoặc kết hợp cả 2 hình thức cho hiệu quả hơn, dưới đây là cách để tạo một Landingpage trên Getresponse.
Bước 1: bạn truy cập vào Công cụ, sau đó chọn Trang đích
Bước 2: Chọn một mẫu ưng ý để vào mục tùy chỉnh
Sau khi chọn mẫu landing page Getresponse thì vào phần Cấu hình như sau: thay ảnh logo, sửa ảnh, nội dung, màu sắc cho landing page.
Bước 3: Cấu hình Landingpage của bạn theo các phần
Đặt tên cho Landingpage: tên để bạn quản lý
Cài đặt đăng ký: Chọn danh bạn bạn muốn liên kết và thu nhập email từ Landingpage này
Nhập đầy đủ thông tin và tích thêm các tùy chọn khác nếu bạn muốn, sau đó bấm vào Tiếp tục
Bước 4: Nhập địa chỉ trang Landingpage của bạn và bấm xuất bản là xong.
Tại mục này bạn có thể lựa chọn tên miền miễn phí của Getresponse dạng khoa-hoc-crypto-co-ban.getresponse.com hoặc đuôi ten-landingpage.
Tuy nhiên bạn cũng có thể kết nối tới tên miền riêng của bạn để chuyên nghiệp hơn, nếu không thì sau khi xuất bản xong bạn sẽ có một trang Landingpage như sau.
Bước 5: Thêm tên miền riêng nếu muốn
Để thêm têm miền riêng bạn quay lại mục Quản lý Landingpage và bấm vào Miền
Sau đó tại mục Kết nối miền thuộc sở hữu của bạn bạn bấm vào kết nối như sau:
Nhập tên miền cần thêm
Tới bước này Getresponse sẽ hiện thông tin hướng dẫn kết nối tới DNS của Getresponse và bạn làm tương tự là ok nhé.
Cách nâng cấp tài khoản trả phí
Sau khi dùng hết 30 ngày miễn phí thì sao?
Với gói miễn phí này trong 30 ngày đầu bạn sẽ được dùng thử hầu hết tính năng nâng cao của Getresponse, tuy nhiên khi hết hạn, bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng nâng cao đó như:
- Không thể làm kịch bản trả lời email tự động được
- Bị giới hạn số lượng gửi email hàng tháng
- Giới hạn số lượng Landingpage..
Do đó để nâng cấp lên bản trả phí rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào mục Nâng cấp ngay ở trang chủ để tiến hành thanh toán là ok.
Sau khi bấm vào bạn chọn các gói với tính năng khác nhau như sau:
Bạn nếu xác định dùng lâu dài thì nên chọn gói đăng ký theo năm và theo 2 năm trở lên để được giảm giá từ 30% tới 40%, ví dụ gói đăng ký theo năm 12 tháng sẽ chỉ còn hơn 13$/ tháng cho gói nhỏ nhất.
Bạn chọn gói sau đó tới màn hình thanh toán, bạn nhập thông tin thẻ visa của bạn vào hoặc chọn thanh toán qua Paypal là được nhé.
Mẹo: bạn nào chưa có thẻ visa thì có thể tạo 1 tài khoản của Cake by VPBank trong đó có phần tạo tài khoản visa ảo để thanh toán dịch vụ rất thuận tiện, đỡ phải ra ngân hàng tạo thẻ vật lý.
Một số mẹo, kinh nghiệm sử dụng Getresponse hiệu quả
Getresponse là công cụ email marketing rất tuyệt vời tuy nhiên để email của bạn gửi đi được tối ưu nhất, tránh bị vào mục spam thì có những mẹo sau để bạn tham khảo.
Mẹo để gửi email không bị vào spam
(1) Địa chỉ email gửi đi: nên là địa chỉ email tên miền riêng, phía trên mình chỉ hướng dẫn về cách dùng email dạng Gmail để gửi, tuy nhiên để email của bạn uy tín hơn, ít bị vào spam thì nên thêm email theo tên miền riêng vào và xác minh để dùng nhé. Mình sẽ hướng dẫn ở phần nâng cao phía dưới.
(2) Nội dung email: nội dung của bạn nên đơn giản càng tốt, ít chèn ảnh vào, ít chèn link vào (chỉ nên nhập tối đa 3 link thôi) tránh bị spam.
Ngoài ra nội dung nên tránh các từ khóa như: mã giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi, free vì các từ này đại diện cho chủ đề quảng cáo, nên rất dễ bị vào mục Quảng cáo ở mail.
Mẹo để thu thập được nhiều email khách hàng
Để thu thập được nhiều thông tin email khách hàng, thì bạn nên tạo ra giá trị nào đó cho người dùng như, tặng 1 ebook miễn phí theo chủ đề họ quan tâm, xong đó gắn box form thu thập email lên trang web của bạn để kêu gọi đăng ký.
Nếu bạn chưa có website thì có thể áp dụng hình thức tạo Landingpage của Getresponse kia, kết hợp với việc đi quảng bá cái Landinpage đó ở các group, diễn đàn theo chủ đề liên quan, khi có người dùng quan tâm, họ sẽ đăng ký.
Cách phân tích bản tin email (tỷ lệ mở, nhấp..) trên Getresponse
Để thống kê, xem báo cáo về hiệu của các chiến dịch email của bạn, thì bạn truy cập vào mục Báo cáo, sau đó chọn các chiến dịch Tiếp thị qua email hay Trả lời thư tự động để xem.
Tại đây bạn sẽ xem được toàn bộ các thông tin như:
Tỷ lệ gửi thư: Tỷ lệ thư được gửi tới danh sách người dùng của bạn
Tỷ lệ mở: cho biết tỷ lệ % số người dùng bấm vào mở email
Tỷ lệ nhấp: cho biế tỷ lệ số % người nhấp vào liên kết trong email của bạn
Ngoài ra còn các thông tin khác như: Tỷ lệ thoát ngay, Tỷ lệ khiếu nại thư rác, Tỷ lệ hủy đăng ký để bạn theo dõi và đánh giá chất lượng email của mình đã làm tốt và phù hợp với khách hàng hay chưa.
Cách lọc, xóa bỏ các email ít tương tác
Trong quá trình thu thập email rất có thể bạn sẽ thu nhập được nhiều email ít tương tác, họ không quan tâm nhiều tới sản phẩm, dịch vụ của bạn, hoặc cũng có thể họ tới thời điểm hiện tại họ không còn nhiều tương tác, quan tâm như trước kia nữa.
Và bạn có thể lọc để xóa bớt các email đó trên Getresponse bằng cách như sau:
Bước 1: truy cập vào mục Lên lệ, bấm chọn Tìm kiếm và chọn Tìm kiếm nâng cao
Bước 2: Dưới mục trên bạn bấm vào Thêm điều kiện như sau để lọc nhé, ví dụ mình chọn lọc theo điều kiện là những ai không mở thư của mình trong vòng 1 năm nay là mình sẽ xóa như sau:
Cách cá nhân hóa email của bạn
Getresponse hỗ trợ tính năng giúp bạn cá nhân hóa email gửi đi để tạo cảm giác thân thiện, gần gũi hơn với khách hàng của mình.
Ví dụ thay vì một tiều đề là: Chào mừng bạn, mình có một bất ngờ cho bạn thì bạn có thể cá nhân từ “bạn” bằng tên của họ như: Xin chào Lượng, tớ có một bất ngờ cho bạn đây!
Để làm điều đó, bạn vào mục soạn email của bạn, chọn vào biểu tượng cá nhân này, chèn giá trị Name hoặc Lastname vào vị trí dòng tiêu đề email là được.
Ngoài ra còn nhiều giá trị khác giúp bạn cá nhân hóa email gửi đi, bạn tham khảo thêm nhé.
Các câu hỏi thường gặp và giải đáp
Để giải đáp được bao quát nhất cho bạn về chủ đề Getresponse này thì phần hướng dẫn chi tiết trên sẽ không đủ được, do đó mình đã tổng hợp rất nhiều các câu hỏi thường gặp ở các group, diễn đàn, và phần bình luận các website.
Bạn có thể tra cứu nhanh các câu hỏi dưới đây để tìm giải đáp, nếu vẫn không giải quyết được nhu cầu, thì hãy mạnh dạn để lại bình luận phía dưới, để mình và mọi người cùng thảo luận nhé.
Getresponse có miễn phí không
Có miễn phí. Bạn co thể dùng gói miễn phí mãi mãi và cho phép 30 ngày dùng thử các tính năng cao cấp của Getresponse. Tuy nhiên sau 30 ngày bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng nhu tự động trả lời, tự động hóa, giới hạn số lượng danh bạ, giới hạn landingpage..
Giới hạn theo gói cụ thể như thế nào?
Ví dụ gói 1000 email tức là giới hạn trong danh bạ, còn số lượng gửi email thì không giới hạn (không nên lách luật bằng cách xóa danh sách email này để tạo danh sách email khác tránh bị Getresponse khóa tài khoản bạn nhé).
Nhiều người dùng gói miễn phí sau đó gửi hết danh bạ này, lại xóa danh bạ đi để tạo danh bạ khác sau đó bị Getresponse khóa tài khoản vì vi phạm chính sách.
Khác nhau giữa Tiếp thị qua email; Trả lời tự động, Tự động hóa là gì?
Tiếp thị qua email: là bạn tạo các email và gửi thủ công vào các danh bạ của bạn hàng ngày, bất kì thời gian nào bạn muốn, có thể hẹn giờ gửi.
Trả lời tự động: là tạo kịch bản gửi email khi có người dùng mới đăng ký, ví dụ ngày 1 sau khi đăng ký gửi 1 email, ngày 2 gửi 1 emai..
Tự động hóa tiếp thị: là tạo kịch bản marketing, tạo phễu bán hàng, chăm sóc khách hàng cũ, kêu gọi thanh toán giỏ hàng đang chưa thanh toán..tức là sẽ tạo ra email gửi đi khi khách hàng thỏa mãn điều kiện nào đó, tương tác gì đó trên website của bạn theo kịch bản bạn dựng lên.
Tại sao sau khi người dùng đăng ký, email không tự động lưu vào danh bạ?
Bạn kiểm tra xem form đăng ký email đó đã chọn đúng danh bạ bạn cần chưa, hãy kết nối đúng lại rồi thử lại. Hoặc có thể do biểu mẫu form đó gặp vấn đề, bạn thử tạo biểu mẫu khác rồi thử lại xem.
Ngoài Getresponse ra còn phần mềm email marketing nào tốt nữa không?
Còn nhiều phần mềm, công cụ email marketing nổi bật khác như: Mailchimp, Aweber, ActiveCampaign, hay ở Việt Nam thì có nền tảng Ladiflow cũng khá ngon để bạn tham khảo.
Tuy nhiên với Getresponse được đông đảo người tin dùng vì tính dễ dùng, hỗ trợ nhiều tính năng (All in one), giá rẻ, có hỗ trợ tiếng Việt để thuận lợi cho người mới bắt đầu.
Add email tên miền riêng vào nhưng không thấy Getresponse gửi mail xác nhận?
Thông thường việc này sẽ mất khoảng 1 ngày để Getresponse xác nhận, do đó bạn kiên nhẫn chờ xem nhé.
Cách để thu thập số điện thoại của khách hàng qua Getresponse?
Bạn có thể tạo thêm trường Số điện thoại ở Form đăng ký email và cài đặt là trường bắt buộc. Khi người dùng đăng ky sẽ để lại email. Sau đó để lấy số điện thoại này, bạn vào phần danh bạ, xuất file ra là thấy cột số điện thoại này nhé.
Mình muốn mua phần mềm email marketing nào không phải thanh toán qua thẻ visa?
Bạn liên hệ mình tư vấn thêm cho nhé, ở Việt Nam có một số phần mềm khá ngon.
Getresponse chỉ nhúng được WordPress thôi sao?
Không! Bạn có thể nhúng vào bất kì website nào, cả website code thủ công, chỉ cần copy mã xong dán vào theo hướng dẫn là được.
Tại sao email gửi tới không hiển thị hình ảnh?
Có thể do dung lượng hình ảnh của bạn lớn quá, bạn thử giảm dung lượng và nén lại xem sao nhé.
Mình đang dùng gói trả phí của Getresponse, muốn hủy để không bị gia hạn thì làm nào?
Bạn vào xóa bỏ thông tin thẻ Visa đã add và liên hệ Support để được hỗ trợ, nếu dùng Paypal thì vào phần tắt phần Pre-approve payment của Paypal đi.
Tổng kết:
Trên đây là toàn bộ bài viết hướng dẫn chi tiết nhất về Getresponse cũng như giải đáp nhiều thắc mắc thường gặp. Hi vọng qua bài viết này bạn có hiểu rõ hơn về Getresponse, sử dụng thành thạo các chức năng chính của công cụ.
Có thể nói đây là công cụ rất tuyệt vời, rất đáng đồng tiết bát gạo bỏ ra để giúp mình thu thập thông tin người dùng, tạo kịch bản trả lời email tự động, chăm sóc và gia tăng chuyển đổi cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đây là bài viết rất tâm huyết của mình với hơn 7000 từ, mình tóm tắt lại nội dung các phần đã giải đáp như sau:
- Giới thiệu tổng quan về Getresponse
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản Getresponse
- Hướng dẫn sử dụng Getresponse
- Hướng dẫn nâng cấp gói trả phí
- Mẹo sử dụng hiệu quả
- Câu hỏi thường gặp và giải đáp.
Nếu bạn có bất kì thông tin gì thắc mắc về Getresponse thì hãy để lại bình luận phía dưới, mình và mọi người sẽ cùng hỗ trợ, thảo luận nhé.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm, chúc bạn thành công!
Cái nút Call to action bác Lượng dùng plugin nào thế
Cái đó là tính năng mặc định của WordPress thôi bạn ạ.